2022.05.20

Số đặc biệt "Tiến trình thực hiện SDGs Ở VIỆT NAM"(Phần 1)

Xin chào mọi người,

Mình là Ngân, phiên dịch viên của FCV Hồ Chí Minh.

Chắc là các bạn đã nghe nhiều đến khái niệm “SDGs” ở Nhật.

Hôm nay mình sẽ nói về xu hướng SDGs, trong đó có Việt Nam.

Với tư cách là thành viên Liên Hiệp Quốc,

Việt Nam đang nỗ lực để đạt được 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Không chỉ riêng Việt Nam, mà tất cả các nước thành viên đều có trách nhiệm đóng góp tích cực,

tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra. 

Phát triển bền vững đang trở thành xu thế chung cũng như yêu cầu bức thiết của cả thế giới,

đây cũng được xem là định hướng chiến lược của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng.

Vậy mục tiêu phát triển bền vững là gì? Lý do tại sao các doanh nghiệp nên tập trung vào yếu tố bền vững? 

Phát triển bền vững?

Mục tiêu phát triển bền vững, còn được gọi là Mục tiêu toàn cầu,

là mục tiêu phổ quát được thiết kế nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh

và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hòa bìnhthịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp quốc.

Mục tiêu phát triển bền vững là sự tiếp nối của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals).

Các mục tiêu phát triển bền vững dựa trên sáu chủ đề bao gồm: nhân phẩm, con người,

hành tinh, quan hệ đối tác, công lý và thịnh vượng. Mục tiêu phát triển bền vững toàn diện hơn so với

mục tiểu phát triển thiên niên kỷ và bao gồm 17 mục tiêu, được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu.

 

Đến tháng 9 năm 2015, Việt Nam đã đạt được 3 trong số 8

mục tiêu MDGs là giảm nghèo, giáo dục, bình đẳng giới.

Trước tình hình đó, năm 2017, Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc

đã xây dựng một kế hoạch chiến lược chung (One Strategic Plan – OSP)

nhằm lồng ghép SDG với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội (2011-2020)

và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (2016-2020) . Kế hoạch này tập trung

vào bốn lĩnh vực chính, được sử dụng để thông báo cách thức thực hiện SDGs.

(Nguồn: The Government of the Socialist Republic of Viet Nam 2017.

Infographic Version of the One Strategic Plan”)

Khu vực tập trung 1: Đầu tư vào con người

Tầm nhìn: Tất cả người dân sống tại Việt Nam đều khỏe mạnh

và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

Để thoát khỏi đói nghèo và phát huy tối đa tiềm năng của con người,

chú trọng cung cấp các dịch vụ xã hội và hệ thống bảo trợ xã hội toàn diện, công bằng và chất lượng cao.

 

Khu vực tập trung 2: Đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời , hiệu quả với biến đổi khí hậu và bền vững môi trường

Tầm nhìn: Ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai.

Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 

 

Khu vực tập trung 3: Thúc đẩy sự thịnh vượng và thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu

Tầm nhìn: Chuyển đổi thành một mô hình tăng trưởng toàn diện và bền vững

theo định hướng năng suất và đảm bảo tất cả mọi người đều có cơ hội như nhau.

Xây dựng thị trường lao động công bằng, hiệu quả và toàn diện hơn.

 

Khu vực tập trung 4: Thúc đẩy công lý, hòa bình và quản trị toàn diện

Tầm nhìn: Tăng cường tuân thủ quản trị và pháp quyền,

Tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, đảm bảo tự do không bị phân biệt đối xử,

Chuyển đổi sang một xã hội công bằng và toàn diện hơn.

 

Theo Báo cáo các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) quốc gia năm 2020,

Việt Nam có khả năng đạt được 5 trong số 17 mục tiêu SDGs đến năm 2030,

gồm Mục tiêu 1; 2; 4; 13 và 17.

Năm 2021, Việt Nam xếp hạng thứ 51/165 quốc gia về điểm chỉ số SDG.

Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 18,

Hàn Quốc đứng thứ 28, Singapore đứng thứ 76Trung Quốc đứng thứ 57.

 

Nguồn: The Vietnam Business Council for Sustainable Development.

Sustainable Development Report 2021)

Ti sao các công ty nên quan tâm đến phát trin bn vng?

Mọi chính sách kinh doanh đều bao gồm các yếu tố xã hội, môi trường, nhân viên và khách hàng.

Điều đó có tác động nhất định đến các bên liên quan như nhà cung cấp.

Các công ty hoạt động đều phụ thuộc vào môi trường và xã hội, nguồn lực, nguồn nhân lực.

 

Công việc kinh doanh chỉ được duy trì khi doanh nghiệp có nhiều khách hàng.

Các doanh nghiệp tồn tại dựa trên sự kết nối và dung hòa của tất cả các yếu tố trên.

Đó là sự hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau không thế thiếu đối với sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

 

Theo một khảo sát do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế

giới (WBCSD) và DNV-GL công bố năm 2018, có đến 91% doanh nghiệp cho

rằng việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững sẽ giúp nâng cao danh

tiếng và sự đồng thuận của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp.

 

Điều đó cho thấy rằng các doanh nghiệp thực hiện tốt phát triển bền vững sẽ tạo ra được

các giá trị dài hạn, thông qua việc nắm bắt các cơ hội và quản lý các rủi ro

phát sinh từ sự phát triển kinh tế, môi trường và xã hội, tạo ra giá trị lâu dài.

 

Tin tức đặc biệt tiếp theo: Tiến trình thực hiện SDGs ở Việt Nam (Phần 2)

Nội địa hóa các mục tiêu phát triển bền vững và nỗ lực của FCV thực hiện SDGs tại Việt Nam.

Tôi sẽ tiếp tục ở phần sau. 

Nguồn:https://vietnam.opendevelopmentmekong.net/vi/topics/sustainable-development-goals/ 

   https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/phat-trien-ben-vung-xu-huong-tat-yeu-post220355.html

 

to-top