Số đặc biệt "Tiến trình thực hiện SDGs Ở VIỆT NAM"(Phần 2)
Xin chào mọi người,
Mình là Ngân, phiên dịch viên của FCV Hồ Chí Minh.
Ở 「Phần 1」 trước đó mình đã giới thiệu đến các bạn tiến độ SDGs tại Việt Nam.
Trong 「Phần 2」 này, mình muốn cụ thể hóa hơn về “Nội địa hóa việc thực hiện SDGs ở Việt Nam“.
Nội địa hóa SDG ở Việt Nam (VSDGs)
Với sự hỗ trợ của UNDP, Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia (NAP)
hướng tới SDG để xem xét các chiến lược, chính sách, chương trình phát triển
hiện hành xem chúng phù hợp ở mức độ nào với SDG.
Việt Nam đã thiết lập các mục tiêu SDGs của Việt Nam (sau đây gọi là VSDGs).
Kế hoạch này được sử dụng để phát triển các mục tiêu SDG của Việt Nam (VSDG)
với sự tham vấn của các bộ, cơ quan cấp tỉnh, xã hội dân sự và các đối tác phát triển.
Các VSDG đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2016 và cũng có 17 mục tiêu chung
nhưng chỉ có 115 mục tiêu cụ thể.
Có sự tương đồng và khác biệt giữa các mục tiêu toàn cầu SDG và mục tiêu quốc gia VSDG.
SDGs Toàn cầu
SDGs Việt Nam
Khác biệt
Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi
Việt Nam chỉ đặt mục tiêu giảm nghèo cho các hộ nghèo trong khi LHQ hướng tới giảm nghèo theo đầu người.
Việt Nam đã không lồng ghép các mục tiêu giảm nghèo cụ thể cho giới tính, các nhóm dễ bị tổn thương, trẻ em và vị trí địa lý.
Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững
Các mục tiêu toàn cầu tích hợp giới tính, nhóm dễ bị tổn thương và trẻ em nhưng các mục tiêu của Việt Nam tổng quát hơn.
Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi;
Việt Nam đặt các mục tiêu cho tất cả SDG nhưng thiếu chỉ số cụ thể cho một vài trong số đó như mục tiêu SDG 3.5, 3.9.
(※Mục tiêu 3.5: Tăng cường phòng chống và điều trị lạm dụng chất gây nghiện, bao gồm lạm dụng thuốc gây nghiện và sử dụng rượu theo cách có hại. Mục tiêu 3.9: Giảm đáng kể số ca tử vong và bệnh tật từ các hóa chất độc hại và từ nguồn không khí, nước, đất bị ô nhiễm và nhiễm)
Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người
Hầu hết các VSDG hiện đang được lên kế hoạch đến năm 2020. Các kế hoạch giáo dục của Việt Nam vẫn chưa tập trung rõ vào việc tiếp cận toàn diện cho mọi đối tượng.
Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái
Hầu hết các mục tiêu của Việt Nam mới đến năm 2020.
Một số chỉ số chưa được điều chỉnh cho bối cảnh địa phương. Các chỉ số bản địa hóa cần được xem xét cho các mục tiêu SDG 5.1, 5.2, 5.4, 5.a, 5.b và 5. c
Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người
Mục tiêu quốc gia không tích hợp các yếu tố phát triển bao gồm vào các mục tiêu liên quan đến nước.
Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người
VSDG 7 chưa thu thập dữ liệu về tập trung năng lượng cho phát triển kinh tế (mục tiêu VSDG 7.3) Hiện tại, dữ liệu không có sẵn cho giám sát các mục tiêu 7.a & 7.b
Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người
VSDG 8 hiện chỉ đặt mục tiêu đến năm 2020 và thiếu các chỉ số cụ thể để đo lường sự phát triển toàn diện.
Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới
Hầu hết các văn bản đặt Mục tiêu đến 2020 nhưng chưa có chỉ tiêu cụ thể để đánh giá. Chưa rõ các khía cạnh của khái niệm phát triển “Bao trùm”. Khía cạnh đáng tin cậy, bền vững, và kiên cố của kết cấu hạ tầng chưa được đề cập trong các chính sách hiện hành của Việt Nam.
Giảm bất bình đẳng trong xã hội
Việt Nam chưa cung cấp dữ liệu để đánh giá mục tiêu này.
Chỉ tiêu lành mạnh tài chính, tỷ lệ dân số bị phân biệt đối xử chưa được thu thập một cách có hệ thống.
Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng
Dữ liệu về một số khía cạnh của các mục tiêu này chưa được thu thập như kích thước của các khu định cư không chính thức ở đô thị, chất lượng nhà ở, các chỉ số liên quan đến giao thông công cộng, việc tham gia vào tiến trình ra quyết định về quy hoạch đô thị…
Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững
Sản xuất bền vững được quan tâm hơn trong khi tiêu dùng bền vững còn chưa được chú trọng ở VN. Chưa có chính sách cụ thể cho sản xuất và tiêu thụ bền vững. Nhận thức xã hội thấp, thiếu hỗ trợ kỹ thuật và tài chính.
Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai
Khái niệm tính chống chịu cũng mới được hiểu một cách khái quát, chưa có nội hàm đầy đử và phương pháp tính định lượng cho từng đối tượng cụ thể. Thiếu một quá trình thống nhất cho phản ứng rủi ro thiên tai và năng lực thể chế hiện nay yếu.
Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững
Mục tiêu SDG 14.3 về axit hóa đại dương là trọng tâm mới cho Việt Nam cần được chú ý.
Hiện tại có rất ít khu bảo tồn biển trong cả nước (chiếm 0,26% diện tích tự nhiên) và ít khu được quy hoạch đến năm 2020. Điều này cũng cần được chú ý.
Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất
Việc tập trung vào hệ sinh thái rừng chưa nhất quán với các nỗ lực cho môi trường thủy sinh, biển, ven biển hoặc sa mạc.
Việt Nam chưa có chiến lược cho mục tiêu này sau năm 2020 và thiếu một số dữ liệu cần thiết để giám sát hiệu quả.
Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp
Một số chỉ tiêu do LHQ đề xuất không dễ thu thập ở Việt Nam như tỷ lệ nạn nhân bạo lực, tỷ lệ báo cáo tội phạm, dòng chảy tài chính bất hợp pháp và tham nhũng, và phân phối vũ khí nhỏ.
Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Việt Nam chưa đặt ra mục tiêu “tăng tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong xuất khẩu toàn cầu”. Đây là mục tiêu khá phù hợp với chủ trương chính sách về ngoại thương, cần được bổ sung vào chính sách.
(Nguồn: Văn phòng Phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
NỖ LỰC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?
Nhằm góp phần hỗ trợ các hoạt động phát triển bền vững của khách hàng,
Frontier cũng đang nỗ lực song hành cùng các nhà cung cấp tiến tới mục tiêu SDGs.
CÔNG TY CỔ PHẦN LÀM GỖ AN CƯỜNG là nhà cung cấp nguyên vật liệu trang trí nội thất mà chúng tôi thường xuyên hợp tác.
Năm 2021, An Cường xếp thứ 48 trong Top 100 Doanh Nghiệp Bền Vững Việt Nam.
Sangetsu Co., Ltd., cũng là một trong những doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu xây dựng nội thất lớn nhất
và đang nỗ lực hiện thực hóa một xã hội phát triển bền vững.
Và đây là những mục tiêu của SDGs mà Frontier đang hướng tới:
Trọng yếu
Tóm lược
SDGs liên quan
Xây dựng môi trường làm việc bền vững đối với người lao động, công ty, xã hội.
Song song với việc thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, sự tăng trưởng và sự sáng tạo của doanh nghiệp và người lao động, chúng tôi sẽ nỗ lực xây dựng những nơi làm việc thân thiện với khu vực và môi trường, đồng thời đóng góp hướng tới một xã hội bền vững.
Tạo ra cơ hội phát triển năng lực
thực tế cho nhân viên.
Chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến môi trường làm việc tốt hơn về thể chất, tinh thần và phúc lợi xã hội và tạo cơ hội cho nhân viên phát triển năng lực bản thân.
Phát triển nguồn lao động
Chúng tôi sẽ tạo ra sự đa dạng trong phong cách làm việc và môi trường làm việc.
Đồng thời hỗ trợ tạo ra việc làm cho người lao động,không phân biệt lao động trẻ, người khuyết tật, chủng tộc hay giới tính.
Ngoài ra, chúng tôi sẽ cố gắng nâng cao hiểu biết về công việc của người lao động và xã hội bằng cách phổ biến kiến thức và thông tin về nơi làm việc và phong cách làm việc.
Hỗ trợ phát triển các dịch vụ và sản phẩm làm phong phú thêm phong cách làm việc
Chúng tôi tập trung vào các nghiên cứu và công nghệ liên quan đến môi trường làm việc và phong cách làm việc. Đồng thời hỗ trợ phát triển các dịch vụ và sản phẩm làm phong phú thêm phong cách làm việc.
Tạo một nơi để phát triển quan hệ đối tác
Chúng tôi sẽ tạo ra một nơi mà nhiều cá nhân, tổ chức doanh nghiệp và cộng đồng có thể hình thành quan hệ đối tác và tham gia vào các nỗ lực để đạt được các vấn đề trọng điểm mà họ hướng tới.
Tóm lại, vị trí của SDGs ở Việt Nam là như thế nào?
Có thể nói, việc đạt được tất cả mục tiêu của SDG vào năm 2030 của Việt Nam còn một chặng đường dài phía trước.
Trong những năm gần đây, tại các thành phố lớn, cùng với sự phát triển kinh tế,
số lượng các công ty mới được thành lập ngày càng tăng, và xu hướng doanh nhân trẻ
thành lập doanh nghiệp mới cũng đang gia tăng.
Các công ty như vậy sẽ tham gia và góp phần giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.