2023.03.01
Xin chào mọi người.
Mình là Tâm Anh, phiên dịch tại FCV Hà Nội.
Việt Nam là đất nước có nhiều người Nhật sinh sống và làm việc.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế trong những năm gần đây,
Việt Nam là một đất nước nổi tiếng không chỉ vì ẩm thực hấp dẫn mà còn là một điểm đến du lịch thú vị.
Khi người Nhật đến Việt Nam chắc hẳn có nhiều điều khiến họ phải ngạc nhiên.
Đặc biệt, ai cũng từng trải qua khoảng cách văn hóa khiến họ phải suy nghĩ “?”, “tại sao lại như thế?”
Hôm nay, tôi muốn nói về sự khác biệt văn hóa giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Tôi có nên boa cho nhân viên không?
Với người Nhật, văn hóa “hiếu khách” được xem là lẽ đương nhiên,
Họ tin rằng việc cung cấp các dịch vụ làm hài lòng khách hàng là điều cơ bản.
Vì thế nếu ở Nhật, việc người Nhật không bao giờ nhận tiền tip là điều bình thường .
Người Nhật không cung cấp dịch vụ vì họ muốn nhận tiền,
mà họ hành động vì mong muốn cung cấp sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng.
Ở Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM, việc boa cho nhân viên khá phổ biến,
Ví dụ như khi chúng ta thanh toán khách sạn, nhà hàng, taxi, v.v.
Người Việt chúng ta xem đây là một cách để bày tỏ lòng biết ơn
hoặc thể hiện sự hài lòng đối với dịch vụ mình đã nhận được.
Việt Nam là nơi bạn có thể mua các loại thuốc khác nhau mà không cần toa thuốc của bác sĩ
Ở Nhật Bản, luật pháp quy định rằng cần phải có “đơn thuốc của bác sĩ”
để mua một số loại thuốc, chẳng hạn như cần có đơn của bác sĩ để mua thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam mua thuốc chữa bệnh nhẹ mà không cần đến bệnh viện.
Đó là lý do tại sao ở đâu cũng có bảng hiệu “Nhà Thuốc” ở mỗi con đường.
Khi mua, tất cả những gì bạn phải làm là nói với họ về các triệu chứng mà bạn gặp phải,
chẳng hạn như đau đầu, sốt, đau bụng .
Tại các hiệu thuốc ở Việt Nam,
bạn thường có thể mua các loại thuốc được kê đơn tại bệnh viện mà không cần toa thuốc,
kể cả thuốc giả đau và thuốc kháng sinh.
Việt Nam có bữa sáng đa dạng hơn hẳn so với ở Nhật.
Người Nhật cũng thích quán cà phê trước nhà ga hay thưởng thức mì soba đứng,
Ngày càng có nhiều người ăn sáng tại các cửa hàng tiện lợi, thuận tiện trên đường đi làm .
Người Nhật bận rộn với công việc và thường mất thời gian để di chuyển bằng tàu hoặc xe buýt.
Vì thế họ có xu hướng hoàn thành bữa sáng của mình trong một khoảng thời gian ngắn.
Ở Việt Nam, chúng ta thường thấy mọi người ăn các loại “điểm tâm” tại các xe đẩy vỉa hè,
quán ăn vào sáng sớm. Mới tờ mờ sáng tầm 5, 6 giờ, người người đã đổ ra đường để tập thể dục.
Các quầy hàng đã chuẩn bị để mở cửa vào lúc mặt trời mọc.
Thực đơn không chỉ gồm phở và bánh mì là đại diện tiêu biểu của ẩm thực Việt Nam,
mà còn có rất nhiều loại đồ ăn khác.
Đi ra ngoài trong bộ đồ ngủ là chuyện bình thường
Đối với người Nhật, kể cả có đến cửa hàng tiện lợi gần nhà,
họ cũng sẽ thay quần áo trong phòng, trang điểm nhẹ.
Họ rất cân nhắc và chú ý đến cách cư xử với những người xung quanh nhìn họ như thế nào.
Chính vì thế, họ không có khái niệm mặc đồ bộ, đi dép trong nhà ra ngoài đường.
Trái lại, người Việt Nam ra ngoài trong bộ quần áo ngủ hay đồ bộ là chuyện bình thường,
kể cả ra đường hay trong trung tâm thương mại.
Trong cuộc sống thường ngày, những cô trung niên mặc đồ bộ bán hàng trong chợ,
hay một cô gánh hàng rong trên đầu đội nón lá, bên dưới mặc đồ,
hãy coi đó như một cuộc sống hàng ngày ở Việt Nam.
Người Việt chào nhau bằng cách bắt tay thay vì cúi chào
Cúi chào đã ăn sâu vào xã hội Nhật Bản.
Người Nhật đã quá quen với nghi thức này đến mức họ cúi đầu chào đối phương ngay cả khi nói chuyện điện thoại.
Còn ở Việt Nam, chúng tôi bắt tay nhau.
Đặc biệt khi bắt tay, hãy nhìn vào mắt nhau, mỉm cười và nắm chặt tay nhau.
Đây là một cách chào hỏi lịch sự ở Việt Nam.
Người Việt gọi điện cho bố mẹ hàng ngày là chuyện bình thường.
Người Nhật không mấy khi gọi điện cho bố mẹ.
Có thể là do họ bận công việc.
Việc con cái gọi điện để xoa dịu cảm giác cô đơn của cha mẹ dường như không nhiều.
Chính vì thế, cha mẹ dần dần có xu hướng nghĩ rằng “không liên lạc chính là báo bình an”.
Mặt khác, người Việt Nam có mối quan hệ rất bền chặt với gia đình của mình.
Người Việt yêu gia đình nên hầu như ngày nào cũng gọi điện cho cha mẹ.
Một cuộc điện thoại kéo dài cả tiếng đồng hồ là chuyện bình thường.
Bây giờ tôi đã là một người trưởng thành, đã đi làm,
nhưng mẹ tôi mỗi ngày đều gọi điện thoại hỏi tôi cùng một nội dung giống nhau, ví dụ như:
“Con ăn cơm chưa?”
“Công việc thế nào rồi?”
Trong cuộc sống hàng ngày, kể cả những dịp đặc biệt,
người Việt Nam đều muốn sẻ chia với gia đình của mình,
kể cho nhau nghe, cập nhật tình hình của nhau.
Đó là tình cảm gia đình sâu sắc, luôn đùm bọc lẫn nhau, không gì có thể so sánh được.
Ngủ trưa là một thói quen rất quan trọng
Người Nhật không bao giờ nằm xuống sàn và chợp mắt nghỉ trưa trong văn phòng.
Họ ăn cơm trưa vội rồi lại làm việc xuyên trưa.
Ngược lại, người Việt Nam lại luôn có thói quen ngủ trưa.
Họ thường nằm xuống sàn và ngủ ở sàn ngay cả trong văn phòng.
Sau khi ăn cơm trưa, người Việt Nam chợp mắt trong vài chục phút còn lại.
Nếu ra bên ngoài, bạn sẽ thấy nhiều “quán cà phê võng”, nơi bạn có thể nằm võng nghỉ trưa .
Giấc ngủ trưa từ 15 đến 30 phút có tác dụng cải thiện sự tập trung vào buổi chiều
và nâng cao hiệu quả học tập, làm việc.
Tôi nghĩ cũng rất tốt nếu bạn dành thời gian một cách có ý thức để rời xa máy tính hoặc điện thoại của mình .
Nếu thấy một người Việt ngủ trong giờ nghỉ trưa ở văn phòng,
tôi muốn người Nhật hãy nhìn chúng tôi với một trái tim rộng lượng và cái nhìn cởi mở.
Người Việt không có thói quen chia hóa đơn trong mọi tình huống
Khi đi ăn ngoài, người Nhật thường chia hóa đơn rạch ròi.
Ngay ở Việt Nam, sinh viên, đồng nghiệp nếu đi ăn cùng nhau thì cũng thường chia hóa đơn
Tuy nhiên, ví dụ như trong trường hợp mời đối tác đi ăn,
ví dụ như ăn tối, thì việc chia hóa đơn là điều không nên làm.
Cũng cần chú ý rằng việc bắt phụ nữ trả tiền cho buổi hẹn hò đầu tiên là điều không nên ở Việt Nam.
Một số phụ nữ Việt am hiểu văn hóa Nhật Bản,
dù là thiểu số nhưng cũng có người hiểu được việc chia đôi hóa đơn.
Điều này cho thấy cô ấy coi trọng tiền bạc và độc lập tài chính.
Người Việt thích nói chuyện với mọi người
Người Nhật thường đến quán cà phê một mình, đi ăn một mình.
Mặt khác, người Việt Nam không thực sự thích ở một mình.
Người Việt thích trò chuyện mọi lúc, mọi nơi.
Vào những ngày nghỉ, tôi thường thích trò chuyện với bạn bè tại quán cà phê,
Sau giờ làm việc vào các ngày trong tuần,
họ tận hưởng quán cà phê, mua sắm, karaoke, rạp chiếu phim và đồ uống.
Họ thích trải nghiệm vui chơi cùng bạn bè, chứ không phải một mình như người Nhật.
Một số điểm khác biệt ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về sự khác biệt văn hóa giữa 2 nước.
Cũng nhằm giúp người Nhật có thể làm quen với cuộc sống ở Việt Nam một cách nhanh chóng hơn.