2023.02.01
Xin chào mọi người,
Mình là Tâm Anh, phiên dịch tại FCV Hà Nội.
“Lời chào là điều cơ bản nhất trong những điều cơ bản
để xây dựng mối quan hệ giữa con người với nhau.”
Lời chào là những từ rất ngắn gọn,
nhưng cũng là “câu nói thần kỳ” có thể khiến ai đó vui vẻ ngay lập tức.
Ngay cả đối với những người kinh doanh, lời chào cũng giống như dầu bôi trơn
giúp xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân suôn sẻ.
Hôm nay, tôi muốn nói về những ngôn từ kỳ diệu kết nối mọi người trong kinh doanh.
Có một câu chuyện “Lời chào đã cứu nữ công nhân khỏi ”lưỡi hái của tử thần” vào năm 2016 ở Việt Nam.
Câu chuyện ấy đã được kể lại như sau:
Một nữ công nhân làm việc tại nhà máy chế biến đông lạnh.
Ngày hôm ấy, sau khi hoàn thành công việc, như thường lệ cô đi vào kho đông lạnh để kiểm tra.
Đột nhiên, cửa phòng lại bị đóng và khóa lại,
cô bị nhốt ở bên trong mà không một ai biết và cô cũng không có dùng điện thoại.
Cô vừa hét khản cổ họng vừa đập cửa với hy vọng có người nghe được tiếng mình
đến cứu nhưng vẫn không có ai nghe thấy.
Lúc này tất cả công nhân đã tan ca, toàn bộ nhà máy đều yên tĩnh.
Sau 6 giờ chiều hôm ấy, nữ công nhân lạnh cóng người,
tuyệt vọng và đau khổ… Đang lúc cô tưởng như không chịu đựng
được nữa thì bất ngờ được người bảo vệ đến mở cửa cứu ra ngoài.
Hôm sau, cô gái hỏi người bảo vệ tại sao lại biết mình ở trong đó để đến mở cửa,
mặc dù đây không phải khu vực mà ông ấy quản lý.
Người bảo vệ đã trả lời như thế này:
“Tôi làm việc ở nhà máy này đã 35 năm rồi.
Mỗi ngày đều có mấy trăm công nhân ra ra vào vào.
Nhưng cô là người duy nhất mà ngày nào sáng sớm
đi làm cũng chào hỏi tôi và buổi tối tan làm lại chào tạm biệt tôi
trong khi có rất nhiều người xem như không nhìn thấy tôi vậy!
Hôm nay, tôi biết rõ ràng buổi sáng cô có đi làm bởi vì sáng sớm
cô còn nói “Cháu chào bác!”, nhưng sau khi tan làm buổi chiều,
tôi lại không nghe thấy tiếng cô chào: “Tạm biệt bác, hẹn ngày mai gặp lại!”.
Thế là tôi quyết định đi vào trong nhà xưởng tìm xem xem thế nào.
Tôi đi đến những chỗ góc hẻo lánh tìm cô và cuối cùng lại nghe thấy tiếng khóc
và tìm thấy cô ở trong kho đông lạnh…”
Một câu chuyện ngắn nhưng để lại cho người đọc
1 bài học cuộc sống rất lớn về cách cư xử với người xung quanh.
Như nữ công nhân trong câu chuyện trên,
nếu như cô không thường xuyên chào hỏi bác bảo vệ thì hẳn ông
sẽ chẳng biết đến sự tồn tại của cô, chẳng đi tìm khi không thấy cô xuất hiện và chào ông đi về.
Trong cuộc sống hàng ngày, có hàng chục thậm chí là hàng trăm người mà ta phải gặp gỡ, tiếp xúc.
Hãy luôn quan tâm và thể hiện sự tôn trọng đối với họ.
Sự tôn trọng được thể hiện không phải bằng những hành động quá hào nhoáng
hay to tát gì mà đôi khi đó chỉ là những lời chào, những lời hỏi thăm, những nụ cười ta dành cho đối phương…
Những lời biết ơn có thể có nhiều tác dụng khác nhau,
chẳng hạn như tăng động lực và tạo điều kiện giao tiếp.
Nếu bạn tích cực nói những lời đánh giá cao trong cuộc sống riêng tư
cũng như trong lĩnh vực kinh doanh, bạn sẽ có thể xây dựng một
mối quan hệ tuyệt vời đầy lòng biết ơn và tình cảm.
Dưới đây là một số ví dụ về các ngôn từ chào hỏi kì diệu đối với người Việt Nam:
“Chào buổi sáng”
“Dạo này khỏe không?”
Một lời chào vui vẻ luôn mang lại nụ cười.
Một lời chào vô cảm chỉ để lại ấn tượng về lời nói,
vì vậy hãy cố gắng thêm một “nụ cười” khi chào hỏi.
Đặc biệt là trong lời chào buổi sáng,
hãy thêm một cụm từ như thời tiết trong ngày hoặc kết quả thể thao.
Đó là sự mở đầu dễ dàng để chúng ta có thể bắt chuyện,
tham gia vào câu chuyện với nhau để có thể hiểu hơn về đối phương.
Trong công việc cũng vậy, hãy luôn cập nhật Ho-Ren-Sou mỗi ngày, bao gồm cả tiến độ công việc của nhóm và bản thân.
“Bạn đã vất vả rồi”
Hãy nói với những người gần gũi với bạn, chẳng hạn như thành viên gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Đây là việc thể hiện sự công nhận công sức làm việc của người bên cạnh mình.
Người nghe chắc hẳn cũng sẽ được tiếp thêm năng lượng và động lực làm việc nhiều hơn.
Đừng quên thêm các câu như:
“Cảm ơn vì hôm trước đã giúp tôi nhé!”
“Nếu cần giúp đỡ thì hãy nói với tôi nhé!”
“Cảm ơn vì lúc nào cũng giúp đỡ tôi!”
Nếu một đồng nghiệp đang gặp khó khăn với một số nghiệp vụ
hoặc làm việc tăng ca, hãy nói những câu này với họ, hẳn rằng họ sẽ rất vui.
Việc đồng cảm với những khó khăn của người xung quanh sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ của bạn.
Bằng cách nói những lời cảm ơn ngay cả đối với những điều nhỏ nhặt một cách thường xuyên,
nó cũng làm sâu sắc thêm niềm tin và củng cố mối quan hệ của bạn với những người xung quanh.
“Hôm qua bạn nói bạn sẽ đi xem phim. Phim hay không?”
“Tuần rồi đi cắm trại cuối tuần có vui không?”
“Có vẻ hôm nay trời sẽ nắng lắm”
“Hình như bắt đầu vào mùa mưa rồi nhỉ”
Mọi người rất vui khi ai đó quan tâm đến họ từ những câu chuyện nhỏ nhặt và thường ngày.
Và đây là các câu hỏi châm ngòi cho các cuộc trò chuyện một cách tự nhiên.
Lời chào là cơ sở của nghi thức kinh doanh cho các thành viên của xã hội.
Ngay cả trong bối cảnh kinh doanh, những người có thể chào hỏi tốt
sẽ tạo ấn tượng rằng họ giỏi giao tiếp và có thể làm việc .
Chào hỏi có thể dẫn đến cơ hội kinh doanh, vì vậy hãy cố gắng chào hỏi mọi người một cách vui vẻ.